Những lễ hội truyền thống cổ truyền Vũng Tàu 2014

Vũng Tàu không chỉ nổi tiếng bởi những bãi biển đẹp, dịch vụ du lịch nổi tiếng mà nơi đây còn thu hút du khách bởi khá nhiều lễ hội dân gian đặc sắc như Nghinh Ông, Trùng Cửu, Miếu Bà năm giới…

Tham khảo thêm: tour du lich Vung Tau của công ty Đất Việt Tour tại đây, hoặc liên hệ 1800 6700 để được tư vấn miễn phí về các tour du lịch bạn nhé.

Dưới đây chính là những lễ hội truyền thống cổ truyền sẽ diễn ra mà du khách đến Vũng Tàu không nên bỏ lỡ.

1. Lễ hội Nghinh Ông

Thời gian: từ ngày 16 đến 18/8 âm lịch.

Địa điểm: Đình thần Thắng Tam, đường Hoàng Hoa Thám, thành phố Vũng Tàu.

Không chỉ được Tổng Cục Du lịch chọn là 1 trong 15 lễ hội lớn của cả nước, lễ hội Nghinh Ông còn được xem như là nét đẹp văn hoá tiêu biểu của ngư dân miền biển. Lễ hội rộn ràng tấp nập trong ba ngày, thu hút hàng nghìn lượt khách thập phương tới tham dự.

Vào sáng sớm ngày đầu của buổi lễ, hàng ngàn ngư dân cùng các bô lão trang phục chỉnh tề, chiêng trống uy nghiêm, bắt đầu từ khu biển Bãi Trước đến miếu Hòn Bà ở mũi Nghinh Phong làm lễ dâng hương, rượu, cúng tế thần biển xin nghinh thỉnh Ông về đình thần Thắng Tam để cúng tế.

Sau những nghi lễ cổ truyền là các hoạt động văn hóa cuốn hút như hát bả trạo, hát bội, diễn tuồng… Hàng năm, cứ đến dịp lễ hội, người dân và du khách thập phương từ khắp nơi lại quy tụ về đây để thắp nhang, khấn vái cầu an, tri ân các bậc tiền hiền và cá Ông, vị cứu tinh của ngư dân miền biển.

Hình tượng cá Ông được trang trí long lanh trong buổi lễ. Ảnh: Bariavungtautourism.

2. Lễ giỗ Đức Thánh Trần

Thời gian: Ngày 20/8 âm lịch.

Địa điểm: Hội đền Đức Thánh Trần, số 68 – Hạ Long, phường 2.

Đây là nghi lễ được người dân Vũng Tàu tổ chức hàng năm theo tập tục dân gian, nhằm bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng đối với Thánh tướng Trần Hưng Đạo, người ba lần đem quân đánh bại quân Nguyên – Mông xâm lược, đem lại thái bình, hưng thịnh cho đất nước. Đây là nét văn hóa truyền thống tốt đẹp được người Việt gìn giữ từ đời này sang đời khác. Vào dịp lễ hội, hàng nghìn lượt du khách và người dân địa phương cùng tham dự lễ khai mạc và dâng hương.

Đền Đức Thánh Trần, nơi diễn ra lễ hội. Ảnh: Panoramio.

3. Lễ hội Trùng Cửu

Thời gian: Đêm mùng 8 và ngày mùng 9/9 âm lịch.

Địa điểm: Nhà Lớn Long Sơn, thôn 10, xã Long Sơn.

Đây được xem là lễ hội cầu an cho toàn dân được mạnh khỏe, an lành, hạnh phúc. Đêm mùng 8/9 gọi là lễ Tiên Thường kỉnh mặn (cúng mặn), ngày mùng 9/9 gọi là lễ Chánh giỗ kỉnh chay (cúng chay). Lễ hội không tổ chức linh đình với cờ hoa và chiêng trống, mà chủ yếu là dâng hương, cầu nguyện và tưởng nhớ công đức của Ông Trần với lễ vật chủ yếu do người dân mang đến cúng kính, thể hiện đậm nét văn hóa của đạo Ông Trần.

Hằng năm, hàng trăm du khách thập phương tập trung về Nhà Lớn Long Sơn để dự lễ. Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nguyên vẹn kiến trúc truyền thống của Nhà Lớn và 1 số ít cổ vật quý hiếm bằng gỗ như: bộ tủ thờ trạm trổ của các nghệ nhân Hà Đông (Bắc Bộ), bộ bàn ghế Bát Tiên tương truyền là của Vua Thành Thái triều Nguyễn, chiếc long sàng và các ghế theo kiểu dành cho vua, được chạm khắc tinh xảo, bắt mắt.

Lễ hội Trùng Cửu ở đảo Long Sơn, cho biết thêm một khía cạnh trong bức tranh đa dạng về tín ngưỡng tôn giáo, về nghệ thuật dân gian rất phong phú và đa dạng. Ngoài lễ hội Trùng Cửu, đảo Long Sơn luôn là điểm đến thu hút đông du khách thập phương.

Nhà Lớn Long Sơn với kiến trúc truyền thống độc đáo. Ảnh: Peacetour.

4. Lễ hội Miếu Bà năm giới

Thời gian: từ ngày 16 đến 18/10 âm lịch.

Địa điểm: Miếu Bà Ngũ Hành, đường Hoàng Hoa Thám, phường Thắng Tam.

Miếu Bà năm giới do ngư dân Vũng Tàu lập nên để tôn thờ 5 vị Thần nữ là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ cùng Thủy Long Thần Nữ, Thánh Mẫu Thiên Y Ana, nên nhân dân Vũng Tàu thường gọi là Bảy Bà.

Lễ hội diễn ra trong ba ngày với các nghi thức tế lễ trang nghiêm, mở đầu là lễ rước cờ lọng, Ngũ sự với tiếng kèn, tiếng trống vang dội. Kế tiếp là lễ nghinh thỉnh Bà Thủy Long Thần Nữ tại miếu Hòn Bà ở Bãi Sau của mũi Nghinh Phong, nơi có cảnh quan thiên nhiên tuyệt sắc và miếu Hòn Bà linh thiêng.

Vào các Dịp lễ, đông đảo du khách thập phương và người dân nơi đây hội tụ về hành hương, phụng cúng rất đông vui và nhộn nhịp. Đến đây người dân đều thành tâm, cầu mong sự bình an và may mắn. Ngoài các nghi lễ cổ truyền, còn có các chương trình múa lân, lễ xây chầu đại bội và diễn tuồng cổ phục vụ du khách và người dân địa phương trong suốt quá trình diễn ra lễ hội.

Vẻ trầm tịch, linh thiêng của Miếu Bà Ngũ Hành. Ảnh: Tourvungtau.

5. Lễ hội bắn súng Thần Công

Thời gian: Tổ chức vào những dịp khai hội đầu năm và các sự kiện lịch trọng đại của thành phố và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Địa điểm: Di tích Lịch sử – Văn hóa Bạch Dinh, số 10 – Trần Phú.

Lễ hội là nét riêng đặc biệt của thành phố biển Vũng Tàu. Điểm nhấn của lễ hội được không ít người dân và du khách đón chờ nhất là nghi thức bắn súng Thần Công. Tiếng súng rền vang hòa trong tiếng trống trận hừng hừng khí thế oai hùng, xen lẫn với những hoạt cảnh thể hiện những trận chiến đấu anh dũng của quân và dân ta trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Súng Thần Công gắn liền với với pháo đài Phước Thắng (nay là Bạch Dinh), nơi diễn ra những cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân Nhà Nguyễn chống quân xâm lược.

Di tích Bạch Dinh và khẩu súng Thần Công nơi khai hội cho những sự kiện văn hóa đặc sắc của Vũng Tàu. Ảnh: Khachsan24h.
 

Leave a Reply

Your email address will not be published.